Lịch sử Triết học Phật giáo: Tương tục và gián đoạn 

120,000 VNĐ

Lịch sử Triết học Phật giáo: Tương tục và gián đoạn 

Tác giả: David J Kalupahana
Dịch và Chú: Ni sư Huyền Tâm | TT. Thích Nhật Từ giới thiệu

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt nam – Trung tâm Nghiên Cứu và Phiên dịch Phật Học
Nhà Xuất bản Hồng Đức – Khổ lớn 16×24 cm – 298 trang

Trích Lời Giới Thiệu (TT. Thích Nhật Từ)

Quyển “Lịch sử triết học Phật giáo: Tương tục và gián đoạn ( History of Buddhist Philosophỵ: Continuities and Discontinuities) do Ni sư Huyền Tâm phiên dịch là chuyên khảo về triết học Phật giáo qua phương diện lịch sử của GS.TS. David J. Kalupahana, nguyên Trưởng Khoa Triết Học thuộc trường Đại học Hawaii, Hoa Kỳ, xuất bản lần đầu vào năm 1992.

Bố cục của cuốn sách gồm hai phần:
Phần thứ nhất giới thiệu Phật giáo thời kỳ đầu gồm 11 chương, vốn là nội dung của quyển “Triết học Phật giáo: Phân tích lịch s (Buddhist philosophy: A Historical Analysis) do trường Đại học Hawaii xuất bản năm 1976.

Phần hai có 9 chương chuyên khảo của tác giả về triết học Trung quán (Mãdhyamika) và Du-già (Yogãcãra) gồm các bài viết xuất bản trong 2 quyển sách của chính ông: (i) Long Thọ: Triết học về Trung đạo (Nagarjuna: The Phiỉosophy of the Middle Way) năm 1986 và (ii) “Các nguyên lý về tâm lý học Phật giáo” (The Principles of Buddhist Psychology) năm 1987.

Về lịch sử triết học Phật giáo sau thời Phật, tác giả phê phán các trường phái Tuyệt đối luận, Thực tại luận, Siêu nghiệm luận của đạo Bà-la-môn, song song với sự so sánh các quan điểm dị biệt của Phật giáo được trình bày trong các luận phẩm A-tỳ-đạt-ma.

Bên cạnh khái quát triết học Phật giáo Thượng tọa bộ và Phật giáo bộ phái, tác giả trình bày những đóng góp to lớn của các trường phái triết học Đại thừa tại Ấn Độ: phái Trung quán của ngài Long Thọ, phái triết học tâm lý của ngài Thế Thân, phái Nhận thức luận logic học của ngài Trần-na. Tác giả đã làm nồi bật học thuyết trung đạo và học thuyết tính không của đức Phật và của Long Thọ, trí tuệ toàn hảo trong văn học Bát-nhã, duyên khởi và Như Lai tạng trong Kinh Lăng Già …

Tác phẩm này đã trở thành sách giáo khoa không thế thiếu đối với sinh viên khoa Phật học tại các quốc gia nói tiếng Anh. Được đào tạo và tốt nghiệp từ khoa triết học đại học Delhi, Ni sư Huyền Tâm đã thành công trong việc dịch thuật tác phẩm này ra tiếng Việt…

Hết hàng