Lời nói đầu
Dịch phẩm có nguồn gốc từ tiếng Hoa với tựa đề chúng tôi dịch là: “Lịch sử biên tập Thánh điển Phật giáo Nguyên thủy” do Hòa thượng Thích Ấn Thuận (1906 – 2005) viết, được nhà xuất bản Chánh Văn xuất bản lần đầu vào năm 1971, lần hai năm 1991 (có chỉnh sửa). Chúng tôi dịch bản năm 1991, tổng cộng có 12 chương, gồm 879 trang. Đây là một trong những công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu của Hòa thượng.
Có lẽ giới nghiên cứu Phật học không ai lại không biết những công trình nghiên cứu của Hòa thượng Ấn Thuận. Ở đây, chúng ta có thể nói như thế này để hình dung sự đóng góp của Ngài cho sự phát triển Phật giáo Trung Quốc nói riêng, cho giới Phật giáo nói chung. Nếu như Huyền Trang là người có công chuyển dịch các tác phẩm A-tỳ-đàm của phái Thuyết nhất thiết hữu bộ (S: Sarvāsti-vādin, P: Sabbattivāda) từ Phạn sang Hán, thì Ấn Thuận là vị có công hệ thống hóa tư tưởng các bộ phái, thuyết minh quá trình hình thành và sự diễn biến các Thánh điển Phật giáo, từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa. Có lẽ đó chính là lý do tại sao Trường Đại học Đại Chánh (Taisho University) Nhật Bản vào năm 1973 đã trao cho Ngài bằng tiến sĩ vinh dự. Những công trình nghiên cứu của Ngài dù lớn hay nhỏ, dù tự viết hay Ngài nói chuyện đệ tử ghi lại đều có giá trị học thuật, mở ra phương hướng nghiên cứu mới về Phật học mang tính hệ thống. Có thể xem những tác phẩm nghiên cứu của Hòa thượng là sách giáo khoa ngành Phật học cho các trường Phật học Việt Nam.
“Lịch sử biên tập Thánh điển Phật giáo Nguyên thủy” là tác phẩm với nội dung tổng hợp phân tích quá trình biên tập kinh, luật của thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, trải qua các giai đoạn từ khẩu truyền cho đến chữ viết, từ hình thức Mātṛkā (bổn mẫu), 9 phần giáo… cho đến “Tương ưng”, “Trung”, “Trường”, “Tăng nhất”… Từ đó cho chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về thực trạng biên tập Thánh điển Phật giáo, không còn mơ hồ cố chấp cho rằng, chỉ có Thánh điển Pāli là Nguyên thủy, là lời Phật nói, các Thánh điển khác là ‘phi Phật thuyết’, Nói một cách cụ thể hơn, hiện còn các loại Thánh điển khác nhau, là Thánh điển mang tính Bộ phái, được kết tập rất trể về sau, không phải ở lần kết tập thứ nhất ngay sau khi Phật nhập diệt như chúng ta lầm tưởng.
Việc chuyển ngữ tác phẩm này sang Việt ngữ nhằm mục đích góp phần vào sự nghiệp nghiên cứu Phật học, làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, đào tạo thế hệ Tăng, Ni trẻ có kiến thức Phật học, làm nền tảng cho sự phát triển Phật giáo Việt Nam trong tương lai. Đây chính là lý do khiến chúng tôi cùng Trung tâm Nghiên cứu Phật học Hán truyền cộng tác dịch tác phẩm này…
Vạn Hạnh, ngày 01/01/2015
Tỷ kheo Thích Phước Sơn
MỤC LỤC Tập I
Lòi nói đầu
Lời tựa
Bảng viết tất
Chương một: CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ KẾT TẬP
- Nghiên cứu sự tập thành Thánh điển
- Ý nghĩa lịch sử thành lập Thánh điển Phật giáo Nguyên thủy
- Tinh hình nghiên cứu cùa các học giả thời cận đại
- Nguồn gốc và sự thành lập Thánh điển (Phật pháp)
- Nguồn gốc của Thánh điển
- Sự thành lập Thánh điển
- Kết tập và truyền thuyết kết tập
- Tinh hình thật tế của sự kết tập
- Sự truyền tụng và kết tập liên tục
- Hai lần kết tập lớn được giới Phật giáo công nhận
- Những cuộc kết tập khác nhau của các bộ phái
- Vấn đề ngôn ngữ mới và cũ của Thánh điển
- Thánh điển nguyên thủy và ngôn ngữ Pali
- Trường hàng và kệ tụng
- Thánh điển cổ và tân
- Phương châm nghiên cứu lịch su tạp thánh Thánh điên
Chương hai: TƯ LIỆU VÀ SÁCH THAM KHẢO NGHIÊN CỨU
- Tổng quát
- Luật tạng
- Quảng luật
- Giới kinh
- Luận của luật.
- Kinh bộ
- Năm bộ Nikāya phái Đồng Diệp lưu truyền
- Bốn bộ A-hàm thuộc Hán dịch.
- “Tiểu Bộ” – Tạp tạng
- Tài liệu tham khảo khác
Chương ba: BA-LA-ĐỀ-MỘC-XOA KINH
- Ba-la-đề-mộc-xoa và Bố-tát
- Bố-tát tụng Ba-la-đề-mộc-xoa
- Ba-la-đề-mộc-xoa và nghi thức Bố-tát
- Hình thức kết cấu Ba-la-đề-mộc-kinh
3.1 Sự phân lọại biên tập 5 bộ kinh nguyên thủy
3.2 Thứ tự hoàn thành 8 bộ (thiên)
- Số lượng và thử tự về đề mục trong Giới kinh
- Vấn đề số lượng của đề mục
- Thứ tự trước sau của giới điều
- Quá trình biên tập và sự phân chia thành bộ phái của Giới kinh
Chương bốn: BA-LA-ĐỀ-MỘC-XOA PHÂN BIỆT
- Ba-la-đề-mộc-xoa phân biệt và Tỳ-ni
- Thảo luận về Ba-la-đc-mộc-xoa
- Nguồn gốc ý nghĩa Ba-la-đề-mộc-xoa
- Phân biệt 5 việc Tỳ-ni
- Phân biệt nhân duyên và câu văn
- Phân biệt phạm và không phạm
- Sự biên tập trước sau về ‘Ba-la-đề-mộc-xoa phân biệt’
- Phân tích về nguyên nhân, cách dùng từ và hình thức phạm tội
- Bổn sanh và Thí dụ (bộ phận phụ thuộc)
Chương năm: MA-ĐẮC-LẬC-GIÀ VÀ KIẾN-ĐỘ
- Ma-đắc-lặc-già
- Mẫu thế (Bản mẫu) của bộ phận Kiền-độ
- “Tỳ-ni Ma-dấc-lặc-già” cùa Thuyết nhất thiết hữu bộ
- “Tỳ-ni Ma-đắc-lặc-già” cùa Thượng tọa bộ thời kỳ đầu
- ‘Tỳ-ni Ma-dác-lặc-già’ của Đại chúng bộ
- Thứ tự thành lập cùa Ma-đấc-lặc-già2. Các bộ Kiền-độ hiện còn
- Đồng Diệp Luật
- “Ngũ Phần Luật”
- “Thập Tụng Luật”
- Luật tạng của Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ
- . Kiền-độ trong “Tỳ-ni Mẫu Kinh”
- Quá trình thành lập Kiền-độ
- Ba giai đoạn thành lập Kiền-độ
- Dựa vào Ma-đắc-lặc-già để thành lập Kiền-độ
- Tên gọi khác nhau của Kiền-dộ
- Kiền-độ Thọ giới (nghiên cứu về hình thức cổ xưa và sự phát triền của nỏ)
- Phật truyện
- Biên tập các Kiền-dộ có liên quan
- Thảo luận về bộ phận chủ yếu
Chương sáu. CÁCH TỔ CHÚC LUẬT TẠNG CỦA TỲ-KHEO-NI VÀ PHỤ TÙY
- Tỳ-ni của Tỳ-kheo-ni
- Nội dung Tỳ-ni cùa Tỳ-kheo-ni
- Bát kỉnh pháp
- Giới kinh của Tỳ-kheo-ni
- ‘Phụ tùy’
- Nêu ra từng phần
- Bàn riêng về phần Phụ tùy’
- Kết luận về cách tồ chức của tạng Tỳ niMục Lục Tập 2Chương bảy: KHÁI LUẬN VỀ BỘ LOẠI KINH ĐIỂN
- Bộ loại kinh điển
- Bộ loại kinh điển hiện còn
- Bộ loại do các bộ phái truyền thừa
- Bốn bộ A-hàm và chín phần giáo
- Thứ tự và tôn chỉ của 4 bộ A-hàm
- A-hàm và sự truyền thừa
- Tông chi của 4 bộ A-hàm
Chương tám: 9 PHẦN GIÁO VÀ 12 PHẦN GIÁO
- Khái quát
- Thuyết 9 phần giáo
- Thuyết 12 phần giáo
- Tu-đa-la, Kỳ-dạ
- Tu-đa-Ia
- Kỳ-dạ
- Ký thuyết, Già-đà, Ưu-đà-na
- Ký thuyết
- Già-đà và Ưu-đà-na
- Bổn sự, Bổn sanh, Phương quảng, Vị tằng hữu pháp
- Bổn sự (Như thị ngữ)
- Bổn sanh
- Phương quảng (Tỳ-đà-la)
- Vị tằng hữu pháp
- Nhân duyên, Thí dụ (A-ba-dà-na), Luận nghị
- Nhân duyên
- Thí dụ (A-ba-đà-na)
- Luận nghị
- Kết luận
Chương chín: QUÁ TRÌNH TẬP THÀNH TƯƠNG ƯNG GIÁO NGUYÊN THỦY
- Chỉnh lý Tạp A-hàm
- Ba bộ phận của Tương ưng giáo
- Sự Khế kinh và Ma-đát-lí-ca
- Kỳ-dạ
- Những điều đệ tữ nói’, ‘Những điều Như Lai nói’
- Đoán định hình thức ban đầu của “Tạp A-hàm”
- So sánh giữa hai bản Thuyết nhất thiết hữu bộ và Đồng Diệp bộ
Chương rnười: 4 Bộ A-HÀM
- Tương Ưng (Tạp A Hàm)
- “Trung A-hàm” và “Trường A-hàm”
- “Tăng Nhất A-hàm”
- Nội dung của bản kinh hiện còn
- ‘Kinh Tang nhất’ căn cứ vào Bổn sự mà thành lập
- Mối quan hệ giữa “Tăng Nhất” và “Tương Ưng Bộ”
- Kết luận
Chương mười một: TIỂU BỘ VÀ TẠP TẠNG
- Tổng quát
- Bộ loại Tạp Tạng của các bộ phái
- Tạp tạng và Kệ tụng
- Pháp cú, Nghĩa phẩm, Ba-la-diên-na, Kinh tập
- Pháp cú – Ưu-đà-na
- Nghĩa phẩm
- Ba-la-diên
- ‘Kinh tập’
- Tự Thuyết, Như thị ngừ, Bổn sanh
- Tự Thuyết (Ưu-đà-na)
- Như thị ngữ
- Bổn sanh
- Trưởng lão kệ, Trưởng lão Ni kệ, Thí dụ
- Trưởng lão kệ và Trưởng lão Ni kệ
- Thí dụ
- Các bộ còn lại
- ‘Thiên cung sự’ và ‘Ngạ quỉ sự
- ‘Phật chúng tánh’ và ‘Sở hành tạng
- ‘Vô ngại giải đạo’ và ‘Nghĩa thích”
- ‘Tiểu tụng’
- Thứ tự thành lặp “Tiểu Bộ” và ‘Tạp Tạng”
- “Tiểu Bộ” của Đồng Diệp bộ
- Tạp tạng của các bộ phái khác
Chương mười hai: KẾT LUẬN
- Kết tập Thánh điển chủ yếu là Kinh và Luật
- Liên tục xuất hiện Thánh điển Phật giáo Bộ phái
- Khái quát về tất cả Thánh điển
Index
- Bộ loại kinh điển
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.